Entity là gì? Tại sao Entity lại quan trọng trong SEO?

Entity là gì? Tại sao Entity lại quan trọng trong SEO?

 

Trong lĩnh vực kinh doanh hay công nghệ, thì sẽ mang lại lợi thế nhiều hơn khi bạn có thể tìm hiểu về tối ưu SEO Entity. Đây không phải là một thuật ngữ mới hay xa lạ vì thực chất nó đã ra đời từ lâu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó vì nó khá mơ hồ để triển khai nó hiệu quả. Hiểu được sự khó khăn của các bạn, bài viết này Hozitech sẽ giới thiệu các cách triển khai Entity building hiệu quả cho content SEO lẫn website của mình.

 

  1. Entity là gì?

Theo định nghĩa Google thì Entity là một thực thể, nghĩa là nó có thể là bất cứ điều gì khi mà nó hội tụ đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, được xác định, có thể phân biệt. Nó có thể là 1 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc sự vật, sự việc. Entity có thể liên kết với nhau thành 1 chuỗi, để bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho nhau.

Trong SEO Onpage, Entity giúp mô tả dữ liệu, đơn giản hóa thông tin để Google có thể hiểu được website của bạn. Từ đó nó sẽ giúp bạn xây dựng được một thương hiệu độc nhất và uy tín trên Google.

Hệ thống Entity Building được hình thành nhờ 3 yếu tố:

  • Semantic Web.
  • Google Knowledge Graph.
  •  

Semantic Web

Semantic Web được mọi người biết đến là một web 3.0. Nó tận dụng trí tuệ nhân tạo AI để mô phỏng cách mà chúng ta hiểu ngôn ngữ cũng như xử lý thông tin. Sematic Web được tạo lập năm 2006 bởi Tim Berners-Lee dựa trên nền tảng World Wide Web và thuật toán Linked Data.

Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “Donald Trump”, Google sẽ hiển thị cho bạn rất nhiều kết quả như: tổng thống Mỹ Donald Trump, tỷ phú Mỹ, tiểu sử Donald Trump,....Nói chung, “Donald Trump” có rất nhiều ngữ nghĩa khiến bộ máy tìm kiếm của Google không thể hiểu được chính xác điều mà bạn muốn nói đến ở đây là gì. Do đó, Semantic Web ra đời để giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này.

Từ những yếu tố của Sematic Web, xây dựng Entity giúp tạo cho Google một cơ sở dữ liệu lớn. Do đó, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một trong những thương hiệu thực và lớn trong Google đồng thời cũng giúp Google hiểu rõ nội dung trang web của bạn.

Metaweb

Metaweb là một công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên Semantic Web. Nó là một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới. Google đã chính thức mua và sáp nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm của mình với mục đích làm nền tảng để hoạt động cho Google Knowledge Graph & Thuật toán Hummingbird vào năm 2010.

Google Knowledge Graph

Google Knowledge Graph có cái tên khác là sơ đồ tri thức. Hiểu một cách đơn giản thì đây là một cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên mạng Internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau của từ khóa ấy.

Bằng Google Knowledge Graph, Google có thể kết nối được các sự kiện, sự vật, sự việc, con người, địa điểm lại với nhau. Từ đó, nó sẽ cho ra kết quả tìm kiếm được kết nối và liên quan chặt chẽ với nhau chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm về Google Knowledge Graph tại: https://www.youtube.com/watch?v=mmQl6VGvX-c

 

  • Từ 3 khái niệm trên, ta có thể hiểu đơn giản là triển khai Entity gồm những công việc nhằm xây dựng thực thể cho website, xác thực cho Google biết doanh nghiệp mình là 1 thực thể uy tín.

 

 

  1. Entity trong NLP là gì?

NLP (Natural Language Processing) được hiểu là tiến trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. NPL giúp Google chọn và đánh giá thông tin của các Entity từ nội dung mà bạn cung cấp. Ví dụ như đánh giá sự kiện, số liệu, thông tin, con người, sản phẩm,....trong nội dung mà bạn đưa lên Google.

Google Knowledge của Google sẽ liên kết các Entity lại với nhau nhằm kết nối tất cả các chỉ mục có trên công cụ tìm kiếm. Sau đó, Google sẽ sử dụng NLP để đọc các Entity.

Ngoài ra, Google còn sử dụng một số phương thức khác đã được lập trình sẵn để phân tích cú pháp, trích xuất Entity, đánh giá chất lượng nội dung của một trang web. Nhờ có NLP mà Google hiểu được nội dung văn bản trên website đang đề cập về vấn đề gì, cảm xúc bên trong là tích cực hay tiêu cực. Nó nhìn thấu được tâm tư tình cảm của con người diễn tả qua từng câu chữ. Từ đó sắp xếp nó vào đúng chủ đề mà chúng ta đang hướng đến. Chúng ta không thể không ngạc nhiên với sự thông minh đáng kinh ngạc của Google.

  1. Tại sao Entity lại quan trọng đối với SEO?

Entity là nơi chứa các thực thể quan trọng đối với SEO. Nó được coi là giải pháp giúp bộ máy thuật toán Google có thể đọc, hiểu và giải thích các mối quan hệ trong thực thể này. Một số lợi ích khác mà Entity mang lại cho SEO, chứng tỏ tầm quan trọng vượt trội của nó bao gồm:

  • Thúc đẩy tăng thứ hạng từ khóa của website, nhấtlà với các trang đã được Entity.
  • Thời gian triển khai diễn ra nhanh chóng, khoảng từ 15 – 45 ngày.
  • Tạo độ tin cậy cao cho Domain đối với Google.
  • Bền vững và lâu dài.
  • Website phục hồi nhanh hơn trong trường hợp bị đối thủ chơi xấu.

 

 

  1. Vai trò Entity trong Search Engine là gì?

Entity là một phương pháp chính xác hơn để SE (Search Engine) hiểu được ý định của người dùng, giúp xác định câu trả lời cho một truy vấn tìm kiếm. Entity giúp Google nhận ra các thực thể được giới thiệu trong mục này.

Ba yếu tố xếp hạng quan trọng đã được Google xác nhận:

  • Content – Nội dung: Sản xuất nhiều nội dung sáng tạo, đa dạng kết hợp với xây dựng Entity đồng nhất giúp Google dễ dàng nhận diện thương hiệu.
  • Links – Liên kết: Là một kết nối giữa các thực thể, giúp content có thể kết nối với các Entity
  • Rankbrain:  Nó thực chất là một tín hiệu để đưa ra kết quả tốt nhất, không phải yếu tố xếp hạng. Hiểu đơn giản là xác định các số liệu và mối quan hệ thực thể nào là quan trọng nhất đối với một truy vấn cụ thể.

 

  1. Tác dụng của Entity

Về mặt thương hiệu

Website của bạn được định danh bằng cách khai báo chủ đề của website thông qua social, Schema kết hợp với việc đổ một lượng URL trần trỏ về trang chủ giúp website bền vững theo thời gian sau này khi sử dụng thêm các loại backlink khác để SEO keyword.

Về mặt con người

Ngoài việc tối ưu công cụ tìm kiếm, Entity còn giúp xác định trang web là của ai? Ai là người viết bài? Họ có phải người người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hay không? Qua đó tạo được điểm nhấn với các website khác trong cùng lĩnh vực và giúp người dùng tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn hơn.

  1. Google xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa vào Entity
  • Relatedness (sự liên quan): Được xác định dựa trên nhiều Entity Building trên website.

Ví dụ: Khi bạn nhập “nhà sáng lập window” lên Google, bạn sẽ nhận được kết quả có sự liên quan với nhau như sau:

 

 

  • Sự đóng góp (Contribution): Được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài, cơ bản thì đây có thể là thước đo của một thực thể.

Ví dụ: Một đánh giá từ người đã sử dụng dịch vụ thiết kế - chăm sóc website Hozitech là một thước đo để tăng giá trị của Entity, sẽ hơn là những bài review của các website nói về top 10 công ty dịch vụ thiết kế và chăm sóc website.

 

  • Giải thưởng (Prizes): Được xác định bởi số liệu các giải thưởng khác nhau mà một thực thể đã nhận được.

Ví dụ: Giải thưởng Nobel, giải Oscar,…giải thưởng càng lớn thì giá trị gắn liền với thực thể càng cao. Khi tất cả Entity được liên kết và tìm kiếm, quá trình này sẽ được bắt đầu với việc người dùng thực hiện truy vấn thông tin về một thực thể nào đó.

 

Sau đó, Google thực hiện quy trình theo thứ tự này:

  • Xác định sự liên quan của các Entity khác và gán cho một giá trị cụ thể
  • Xác định sự đáng chú ý với người dùng của các Entity và cho gán giá trị cho mỗi Entity
  • Xác định số liệu đóng góp của các Entity và cho một giá trị cụ thể
  • Xác định các giải thưởng bất kỳ được trao cho đơn vị
  • Xác định các trọng số dựa trên loại truy vấn
  • Sau đó là tạo ra một dữ liệu trên SERP

Kết quả sau xác thực Entity Building, Google sẽ cung cấp thông tin trên SERP.

 

  1. Quy trình tạo lập Entity hiệu quả

Quy trình xây dựng Entity hiệu quả gồm 6 bước như sau:

Sử dụng các hệ thống Social Property Linking: Bạn sẽ sử dụng các mạng xã hội để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm mà bạn muốn SEO. Đồng thời, việc liên kết các trang mạng xã hội này lại với nhau sẽ giúp xác thực với Google website của bạn uy tín và là doanh nghiệp thật sự.

Sử dụng các hệ thống của Google Interlink: Việc kết nối các tài nguyên của Google cùng các web 2.0 trở thành mô hình liên kết thống nhất sẽ giúp xác thực Entity hiệu quả. Ngoài ra, điều này còn hỗ trợ bot của Google có thể dễ dàng nhận biết được tên thương hiệu đồng nhất trên Internet.

Sử dụng các dịch vụ Google Maps: Sử dụng các dịch vụ Google Maps sẽ giúp tối ưu cũng như cải thiện thứ hạng của Google Maps, thể hiện sự uy tín của website.

Sử dụng các kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic): Việc sáng tạo nội dung thật sự thu hút đúng theo chiến lược phát triển thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời, bạn cần phải tối ưu lại nội dung của bài viết theo đúng tiêu chuẩn riêng.

Social Entity Review: Hãy sử dụng review về sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tối ưu SEO. Điều này sẽ đảm bảo tăng độ tin cậy (Trust) cho thương hiệu của bạn trong mắt Google cũng như người dùng.

Social Guide: Bạn nên sử dụng các công cụ review uy tín để xác thực thương hiệu của bạn theo phương diện địa lý để tăng độ tin tưởng và cải thiện thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng.

 

  1. Cách tối ưu Entity trên website

Xây dựng Content theo Topic Cluster (Semantic & Topic Authority): Content mà bạn sáng tạo phải đáp ứng được nhu cầu người dùng và chứng minh cho Google thấy được chủ đề đó là của riêng bạn. Ngoài ra, bạn nên đi sâu vào các vấn đề về website của bạn hơn là làm content sản phẩm, dịch vụ.

Xây dựng liên kết trong và ngoài: Từ các trang liên quan khác bạn hãy xây dựng liên kết đến thương hiệu và website.

Thêm Schema cho website: Lược đồ được coi là cách thêm thông tin vào website dễ dàng nhất, giúp trang web liên kết với các chủ đề khác như nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ,… cùng nhiều lợi ích khác.

Luôn cập nhật Google My Business: Đây được xem là nơi rất đặc biệt với Google vì nó chứa rất nhiều thông tin về website và doanh nghiệp của bạn. Hãy tận dụng nó để minh chứng với Google rằng đây là một doanh nghiệp có thật.

Cách tối ưu Entity ngoài website

  • Bạn nên tạo tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên những Social Profile phổ biến.
  • Kết nối website của bạn đến các nền tảng của Google như Google site, Google Map, Blogger, Google My Business, Google News để có thể xây dựng một mối quan hệ thống nhất và để Google nhận biết thương hiệu.
  • Tạo Google My Business để tối ưu hiển thị trên Google Maps và Google Search.
  • Sử dụng Brand và Product Reviewđể tăng Trust cho thương hiệu trong mắt Google.

 

 

Tóm tắt một số gợi ý giúp làm Entity mang lại hiệu quả cao

  • Xây dựng thương hiệu đồng thời với xây dựng website trên một số nền tảng digital, nền tảng mạngxã hội, sử dụng tên miền, địa chỉ doanh nghiệp, logo, tài khoản Adwords,…
  • Tạo Content chuyên sâu theo từ cụm chủ đề mang lại giá trị hữu ích cho người dùng.
  • Tối ưu theo hành trình tìm kiếm bằng cách nghiên cứu xu hướng tìm kiếm trong tương lai của người dùng.
  • Thay đổi content chuẩn SEOdựa trên
  • Sử dụng Google Natural Language API để hỗ trợ nghiên cứu vàtìm kiếm Entity trong nội dung.
  • Xây dựng cấu trúc content đầy đủ, súc tích, chuyên sâu và đúng trọng tâm.
  • Tham khảo top 5 kết quả tìm kiếm đầu tiên của đối thủ cạnh tranh.
  • Tăng CTR (Tỷ lệ nhấp chuột) giúp bạn biết cách cải thiện nội dung cũng như tăng thứ hạng tìm kiếm của mình.
  • Sử dụng Schema để giúp Google hiểu được website dễ dàng hơn.

Trên đây là một số kiến thức về Entity mà Hozitech đã tổng hợp được. Hy vọng là bài viết này không ít thì nhiều cũng giúp cho bạn phần nào hiểu hơn về Entity và nắm một số kỹ thuật Entity hiệu quả. Chúc bạn thành công.